Khi lợi sưng có mủ chúng ta cần cẩn trọng bởi có thể đó là dấu hiệu của một căn bệnh răng miệng dễ có những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Vậy nguyên nhân nào gây ra hiện tượng này? Cách điều trị như thế nào mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Lợi bị viêm sưng lên và tạo thành ổ mủ khi không được phát hiện và chữa kịp thời. Từ khi lợi bắt đầu bị viêm sưng dẫn đến hình thành các ổ mủ có thể rất nhanh, chỉ trong vòng vài ngày. Nguyên nhân của bệnh lý viêm lợi này là do sự tấn công của các loại vi khuẩn, được tích tụ lâu ngày trên các mảng bám răng. Chúng thường có xu hướng tái đi tái lại, làm phá hủy các tổ chức quanh răng, tiêu xương hàm và cuối cùng là mất răng.
Khi chúng ta ăn uống, thức ăn thừa bị mắc lại ở kẽ răng. Các biện pháp vệ sinh răng miệng thông thường như đánh răng hay súc miệng nước muối rất khó làm sạch được hoàn toàn. Theo thời gian, các chất bẩn tích tụ tại kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và hình thành nên các mảng bám (còn gọi là cao răng). Ước tính, cứ trên mỗi 1mg mảng bám răng thì chứa đến 200 – 300 triệu vi khuẩn.
Vi khuẩn phá hủy lớp tế bào biểu mô bảo vệ lợi và tấn công sâu vào các mô mềm dưới nướu, gây viêm lợi, sưng lợi, chảy máu chân răng, …Những người vệ sinh răng miệng kém, người lớn tuổi, người bệnh tiểu đường, hút thuốc lá, phụ nữ mang thai, thường dễ mắc viêm lợi hơn, do những thay đổi về tuyến nước bọt, hệ vi khuẩn trong khoang miệng, khả năng đề kháng và nội tiết… Hoặc những người gặp các vấn đề như lợi trùm răng khôn cũng dễ mắc phải bệnh lý viêm lợi tạo thành ổ mủ, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Nếu để viêm lợi tái phát nhiều lần bệnh lý có thể chuyển thành viêm nha chu. Lúc này bạn sẽ gặp phải các cơn đau nhức nghiêm trọng, túi mủ hình thành quanh răng phá hủy các tổ chức và mô liên kết quanh răng, tiêu xương hàm và cuối cùng là rụng răng, mất răng.
Bệnh nướu răng rất nguy hiểm, nhất là đối với những người có bệnh nền mãn tính như tiểu đường, tim mạch. Vi khuẩn có thể theo đường máu xâm nhập cơ thể gây tăng đường huyết, tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ.
Đối với phụ nữ mang thai, các vi khuẩn này làm tăng tiết Prostaglandin gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sinh non, thai nhẹ cân. Chính vì vậy ngay khi chúng có các biểu hiện dưới đây cần được người bệnh quan tâm điều trị kịp thời.
Để có thể điều trị nhanh chóng dứt điểm bạn phải phát hiện ngay khi viêm lợi mới ở giai đoạn đầu, có thể dựa vào các triệu chứng sau để xác định đó là viêm lợi.
-Sưng lợi, lợi tấy đỏ và ấn mềm
-Khó chịu, đau, nhức lợi
-Chảy máu chân răng, đặc biệt khi đánh răng hoặc xỉa răng.
-Hôi miệng
Trong trường hợp ngay khi mới phát hiện bạn đã tích cực súc nước muối, sử dụng bàn chải mềm và chỉ nha khoa vệ sinh sạch sẽ răng miệng sau khi ăn mà bệnh không hết, ổ mủ không tiêu biến bạn cần đến ngay các phòng khám nha khoa tốt để thăm khám và xác định rõ hiện trạng. Lúc này bác sĩ sẽ có những hướng dẫn cụ thể.
Trong trường hợp viêm lợi nặng, kéo dài bạn sẽ được chỉ định loại bỏ cao răng và dùng kháng sinh chống viêm. Hoặc có thể cần phải dùng các phương pháp phẫu thuật để điều trị dứt điểm bệnh.
Tuy nhiên cách tốt nhất là bạn cần lên kế hoạch ngăn ngừa tất cả các bệnh lý về răng miệng, trong đó có bệnh sưng lợi có mủ để không cần sử dụng đến các biện pháp y tế xử lý bằng cách: có kế hoạch thăm khám nha khoa thường xuyên (3-6 tháng/ lần). Và chăm sóc sức khỏe răng miệng kỹ càng với việc súc nước muối 2 lần/ ngày, dùng chỉ nha khoa, đánh răng 3 lần/ ngày sau ăn để có một hàm răng khỏe mạnh nhất.
Ngoài ra khi mắc các bệnh lý răng miệng từ phức tạp đến đơn giản bạn không nên tự ý sử dụng các bài thuốc dân gian, có thể vô tình sẽ khiến bệnh trở nặng nguy hiểm lớn đến sức khỏe.
Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ 1800 1015 hoặc trực tiếp đến các chi nhánh của Nha khoa Sài Gòn B.H để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
Hotline 1: ( 09 ) 43 563 565
Hotline 2: ( 08 ) 3 836 0814
Email: peacedentistry@gmail.com
TPHCM : 565 Trần Hưng Đạo, P Cầu Kho, Q1, TP Hồ Chí Minh.
Răng sau khi điều trị tủy tức là phần tủy đó đã chết khiến chiếc răng suy yếu hơn khá nhiều. Bởi thế, việc chăm sóc đúng cách, an toàn càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Tìm hiểu lấy tủy răng có ăn được không, đồng thời chế độ ăn uống như...
Chi tiếtRăng bị thưa có nên bọc sứ hay không? Răng thưa bọc sứ được tiến hành như thế nào? Bệnh nhân hãy tìm hiểu trước về bọc răng sứ răng bị thưa ra để hiểu rõ hơn về phương pháp này và đưa ra sự lựa chọn phù hợp. Bọc răng sứ là một phương...
Chi tiếtMỗi khi nhắc đến răng khôn, không ít người e dè và tỏ ra lo lắng bởi những phiền phức mà nó gây ra. Răng khôn mọc khiến bạn mệt mỏi, những cơn đau liên tục hành hạ. Nghiêm trọng hơn là khi bạn gặp phải trường hợp sưng mặt vì mọc răng khôn. Vậy...
Chi tiết